Nên Mua Quà Tết 2023 Ý Nghĩa Ở Đâu Lộc Châu, Bảo Lộc
Miền Nam
Miền Nam Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía nam nước Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm lịch sử và thói quen sử dụng mà khái niệm này đôi khi được dùng để chỉ các vùng lãnh thổ khác nhau theo nghĩa chính trị một cách không chính thức.
Sắc lệnh số 143-A/TTP của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 23/10/1956 đã quy định gọi Bắc Việt, Trung Việt, Nam Việt tương ứng là Bắc Phần, Trung Phần, Nam Phần. Miền Nam Việt Nam là danh từ để chỉ:
- Phân định địa lý đồng nghĩa với Nam Bộ
- Phân định địa chính trị ở phía nam sông Gianh (nay thuộc tỉnh Quảng Bình) (Đàng Trong)
- Phân định hành chính đồng nghĩa với Nam Kỳ của nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc
- Phân định theo hiệp định Geneve là khu vực tập kết quân sự tạm thời phía nam giới tuyến quân sự tạm thời là vĩ tuyến 17 của Quân đội Liên hiệp Pháp phân biệt với khu vực tập kết quân sự tạm thời phía bắc giới tuyến quân sự tạm thời của Quân đội nhân dân Việt Nam với giới tuyến quân sự tạm thời. Do thuộc Quân đội Liên hiệp Pháp nên Quân đội Quốc gia Việt Nam được bố trí tập kết ở phía nam giới tuyến quân sự tạm thời. Các lực lượng bán vũ trang và tổ chức chính trị của Việt Minh được phép tập kết tại chỗ và không phải tập kết ra phía bắc giới tuyến tạm thời theo Quân đội nhân dân Việt Nam. Căn cứ Điều 14, Khoản a trong Hiệp định Geneve 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, tạm thời có quyền quản lý hành chính phía bắc vỹ tuyến 17 cho tới khi tổ chức tổng tuyển cử trên toàn Việt Nam. Liên hiệp Pháp từ bỏ chủ quyền và quyền chủ quyền ở Việt Nam nhưng vẫn có quyền quản lý hành chính phía Nam vỹ tuyến 17.[1] Từ năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập dựa trên cơ sở chính trị của Việt Minh. Từ năm 1961, Quân giải phóng miền Nam được thành lập dựa trên những lực lượng bán vũ trang cũ của Việt Minh. Ngày 06/06/1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập với sự hỗ trợ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và 2 miền tái thống nhất hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Tổng tuyển cử ngày 2/7/1976.[2]
- Từ năm 1945, khái niệm miền Nam Việt Nam được dùng để chỉ vùng lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 16. Khái niệm này bắt nguồn từ thỏa thuận của các nước Đồng Minh về việc giải giới quân đội Nhật ở Đông Dương thì vùng lãnh thổ Việt Nam được chia làm 2 phần, lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới. Vùng lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 16 do quân Anh cai trị, về sau giao cho Pháp. Khái niệm này rất ít dùng.
- Từ tháng 12 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thành lập Ủy ban Hành chính Kháng chiến Miền Nam Việt Nam, do ông Nguyễn Sơn làm Chủ tịch, ông Hoàng Quốc Việt làm Ủy viên chính trị. Tuy nhiên, khi đó Nam Bộ đã có Ủy ban Hành chính riêng, nên địa bàn quản lý của Ủy ban Hành chính Kháng chiến Miền Nam Việt Nam gồm vùng đất sau này là Liên khu 5, tính từ các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi vào các tỉnh cực nam Trung Bộ, như Bình Thuận cùng với Tây Nguyên. Ủy ban Kháng chiến Miền Nam Việt Nam đóng trụ sở tại thị xã Quảng Ngãi.
- Từ năm 1954 trở đi, khái niệm miền Nam Việt Nam được dùng để chỉ vùng lãnh thổ do Liên hiệp Pháp và sau đó là chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiểm soát về mặt hành chính. Từ sau năm 1969 có thêm Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý, kể từ phía nam vĩ tuyến 17, với ranh giới tự nhiên là sông Bến Hải, nay thuộc tỉnh Quảng Trị. Khái niệm này bắt nguồn từ Hiệp định Genève năm 1954 quy định 02 vùng tập kết quân sự giữa Quân đội nhân dân Việt Nam (phía Bắc) và Quân đội Liên hiệp Pháp (phía Nam) mà không được coi là biên giới quốc gia hay chính trị. Ranh giới này tồn tại đến tận năm 1976 sau khi Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức tổng tuyển cứ, thống nhất về mặt nhà nước.[3]
- Dựa trên cách phân chia vùng theo địa lý kinh tế thì miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Nam Bộ, bao gồm các tỉnh ở phía nam Tây Nguyên và phía tây tỉnh Ninh Thuận. Vùng lãnh thổ này còn được chia thành 2 vùng lãnh thổ nhỏ là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Khái niệm này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Đây là cách chia Việt Nam thành 3 miền: Bắc (Bắc Bộ), Trung (Trung Bộ) và Nam (Nam Bộ).